NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 12 (NĂM HỌC 2022 – 2023)

 ​​ ​​ ​​ ​​​​ 

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ​​ 

NGÔ QUYỀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỔ NGỮ VĂN-GIÁO DỤC CÔNG DÂN

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12

CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023

(Kèm Kế hoạch ôn tập kiểm tra cuối học kì II, năm học 2022-2023 bộ môn Ngữ văn của Tổ Ngữ văn-Giáo dục công dân)

 ​​​​ 

A.​​ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

I. Phong cách chức năng ngôn ngữ

 

STT

PCCNNN

Khái niệm

Đặc trưng

 

1

PCNN Sinh hoạt

Dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp​​ không mang tính nghi thức,​​ để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm….đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống

​​ -Tính cụ thể: về hoàn cảnh, con người, cách nói năng, diễn đạt…

​​ - Tính cảm xúc: biểu lộ tình cảm của các nhân vật giao tiếp

​​ -Tính cá thể: bộc lộ những đặc điểm riêng của con người

2

PCNN Khoa học

Dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học

-Tính khái quát, trừu tượng.

-Tính lí trí, lô gíc.

-Tính khách quan, phi cá thể (không thể hiện cái tôi cá nhân).

3

PCNN nghệ thuật

​​ Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương

 

 

​​ -Tính hình tượng

​​ -Tính đa nghĩa, tính truyền cảm.

​​ - Tính cá thể hóa (thể hiện dấu ấn riêng của tác giả).  ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ 

4

PCNN chính luận

Dùng trong những văn bản chính luận.

Thể loại: cương lĩnh, tuyên ngôn, tuyên bố, bình luận, xã luận,…

 

- Tính công khai về quan điểm chính trị

 ​​​​ - Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận:​​ Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đoạn phải rõ ràng, rành mạch.

- Tính truyền cảm, thuyết phục

5

PCNN hành chính

Dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính

-Tính khuôn mẫu

-Tính minh xác

-Tính công vụ

6

PCNN Báo chí​​ 

Dùng để cung cấp tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

​​ Thể loại văn bản báo chí: ​​ Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm

Tính thông tin thời sự; tính ngắn gọn, tính sinh động, hấp dẫn

 

II.​​ Phương thức biểu đạt

 

STT

Phương thức biểu đạt

Mục đích giao tiếp

1

Tự sự (kể chuyện, tường thuật)

Trình bày diễn biến sự việc

2

Miêu tả

Tái hiện trạng thái sự vật, con người

3

Biểu cảm

Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

4

Nghị luận

Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận

5

Thuyết minh

Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp

6

Hành chính - công vụ

Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người

 

III.​​ Phương thức trần thuật

- Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)

- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.

- Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng​​ điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trực tiếp)

IV.​​ Phép liên kết​​ Thế - Lặp – Nối- Liên tưởng – Tương phản – Tỉnh lược…

 

V.​​ Biện pháp tu từ nghệ thuật​​ 

 

STT

Biện pháp tu từ nghệ thuật

Khái niệm

Ví dụ

1

So sánh

là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Từ ngữ so sánh:​​ là; như; như là; tựa như; bao nhiêu, bấy nhiêu…hoặc​​ dấu hai chấm, dấu phẩy​​ giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.

 

2

Nhân hóa

là gọi hay tả sự vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho sự vật (cây cối, loài vật, đồ vật…)​​ trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người

* Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật:

Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.

* Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của sự vật.

Heo hút cồn mây​​ súng ngửi trời​​ (Tây Tiến​​ – Quang Dũng

* Trò truyện xưng hô với vật như đối với người:

 Trâu ơi, ta bảo trâu này                      

   Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta (Ca dao

3

Ẩn dụ

 là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác khi giữa chúng có quan hệ tương đồng, tức chúng giống nhau về một phương diện nào đó, nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, sự sinh động, có hồn cho lời văn

-​​ Ẩn dụ hình tượng:

Dữ dội và dịu êm/ Ôn ào và lặng lẽ / Sông không hiểu nổi mình / Sóng tìm ra tận bể​​ (Sóng – Xuân Quỳnh)

Sóng: ẩn dụ cho tâm trạng phức tạp, nhiều biến động của người phụ nữ trong tình yêu

-​​ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:​​ Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy…/ Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan​​ (Đàn ghita của Lorca) ->​​ Tiếng ghi ta- âm thanh, chỉ có thể cảm nhận được bằng thính giác -> ​​ có màu sắc, hình ảnh ​​ - cảm nhận bằng thị giác.

4

Hoán dụ

là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan​​ hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm, tăng sự sinh động, có hồn cho sự diễn đạt

* Lấy một bộ phận để gọi toàn thể:

VD:​​ Bàn tay​​ ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

* Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

Ví dụ:​​ Áo chàm​​ đưa buổi phân li / Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

​​ (Việt Bắc​​ - Tố Hữu)​​ 

* Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng:

Ví dụ:

 Thôn Đoài​​ ngồi nhớ​​ thôn Đông            

   Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào.       

*Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: 

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

5

Phép điệp

Điệp là sự lặp lại một yếu tố diễn đạt (ngữ âm, từ, câu) để nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn; tạo cho câu văn, câu thơ giàu âm điệu.

- Có nhiều cách điệp:

+ Theo các yếu tố: điệp thanh, điệp âm, điệp vần, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu (lặp cú pháp)…

+ Theo vị trí: điệp đầu câu, giữa câu, cách quãng, điệp liên tiếp, điệp ngữ vòng, điệp ngữ bắc cầu

 

1)Trời xanh đây là của chúng ta / Núi rừng đây là của chúng ta / Những cánh đồng thơm mát / Những ngả đường bát ngát / Những dòng sông đỏ nặng phù sa / Nước của chúng ta / Nước những người chưa bao giờ khuất / Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về​​ (Đất nước​​ - Nguyễn Đình Thi)

=> Các dạng của phép điệp: điệp từ (của, những, nước, chúng ta,...); điệp ngữ (đây là của chúng ta); điệp cấu trúc cú pháp (Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta; Những cánh đồng…/ Những ngả đường…/ Những dòng sông…).​​ 

- Hiệu quả nghệ thuật: góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp; khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ và bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả.​​ 

2)Điệp thanh bằng:​​ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi​​ -> gợi không khí rộng lớn, thoáng đãng trước mắt khi người lính vượt qua con đường gian lao, vất vả; gợi cảm giác thư thái, nhẹ nhàng​​ trên con đường hành​​ quân.

6

Phép đối

là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo nên hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hòa trong cách diễn đạt để hướng đến làm nổi bật nội dung ý nghĩa nào đó.

VD1:​​ Con sóng dưới lòng sâu / Con sóng trên mặt nước​​ 

(Sóng​​ – Xuân Quỳnh)

VD2:​​ Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống​​ (Tây Tiến​​ – Quang Dũng)

7

Phép tương phản

Là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.

O du kích nhỏ giương cao súng

Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu                             [Tố Hữu]

8

Nói quá

là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mười chưa cười đã tối​​ -> Nói quá, phóng đại mức độ của sự thật để nhấn mạnh ý: đêm tháng năm ngắn, ngày tháng mười ngắn.

 

9

Nói giảm​​ nói tránh

​​ là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị,​​ uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Anh bạn dãi dầu​​ không bước nữa​​ / Gục lên súng mũ,​​ bỏ quên đời

-> Giảm nhẹ sự đau thương mất mát trong sự hi sinh của người lính Tây Tiến

 

10

Phép liệt kê

liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.

Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng​​ ​​ của cải để giữ vững quyền độc lập tự do, độc lập​​ (Hồ Chí Minh) -> Liệt kê ​​ những yếu tố vật chất và tinh thần

11

Chơi chữ

​​ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

 

​​ Dùng từ ngữ đồng âm; dùng lối nói trại âm (gần âm); dùng cách điệp âm; dùng lối nói lái; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa->​​ lời nói được hấp dẫn và thú vị.

Ví dụ:​​ Bà già đi chợ cầu Đông / …/ Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn​​ (Ca dao)

VII.​​ Các thao tác lập luận

 

STT

Thao tác lập luận

Khái niệm

1

Thao tác lập luận giải thích

– Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.

– Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

2

Thao tác lập luận phân tích

- Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

– Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

3

Thao tác lập luận chứng minh

 

– Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

– Cách chứng minh: Xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.

4

Thao tác lập luận so sánh

 

– Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.

– Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.

5

Thao tác lập luận bình luận

– Là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề.

– Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng, thể hiện rõ ý kiến của mình.

6

Thao tác lập luận bác bỏ

– Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .

– Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ từng phần ý kiến sai; cuối cùng đưa ra ý kiến đúng.

​​ 

VIII.​​ Các thể thơ ​​ Lục bát; ​​ Song thất lục bát, Thất ngôn, Tự do, Ngũ ngôn, ​​ 8 chữ…​​ 

 

B.​​ VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

 

1.​​ Dàn ý:​​ Dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí

 

Mở đoạn

Nêu tư tưởng, đạo lí cần bàn

 

Giới thiệu thẳng vấn đề cần bàn luận bằng một câu tổng quát

Thân đoạn

- Giải thích (Là gì?)

 

- Phân tích, chứng minh (Tại sao? Như thế nào?)

- Bàn luận, mở rộng vấn đề

Giải thích ngắn gọn nội dung tư tưởng, cách hiểu (1-2 câu)

Phân tích tác dụng, ý nghĩa của tư tưởng, chứng minh.

– Lật ngược vấn đề

– Phê phán những tư tưởng, biểu hiện trái ngược

Kết đoạn

Rút ra bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức ý nghĩa, tính đúng đắn, tác dụng của tư tưởng.

– Hành động (1-2 câu)

 
VD: Viết một đoạn văn “Tình người là sống tử tế với nhau”

Mở đoạn

Nêu tư tưởng, đạo lí cần bàn

Nhân loại đã sản sinh ra nhiều giá trị, chuẩn mực với mục đích làm cho xã hội trở nên văn minh hơn, trong đó có lối sống tử tế

Thân đoạn

Giải thích (Là gì?)

–​​ Tử​​ trong tử tế có nghĩa là nhỏ nhất; tế trong tử tế có nghĩa là cẩn trọng.
-​​ Tử tế trong ứng xử nghĩa là từ những điều nhỏ nhất cũng phải cẩn trọng, ý tứ.

 

Phân tích, chứng minh (Tại sao? Như thế nào?)

– Không tuân thủ những nguyên tắc đó ta sẽ trở nên dễ dãi, không chú ý đến hành vi,cử chỉ của mình; không hiểu thói quen, tập quán,sở thích của người khác sẽ dẫn​​ đến thất bại trong giao tiếp..

– Sống tử tế tình người sẽ trở nên ấm áp, con người sẽ trở nên tin cậy lẫn nhau.

– Con người sẽ tránh xa được sự đố kị, dối trá, oán ghét, hoài nghi, chỉ còn lại là sự chân thành, tôn trọng, đối đãi lịch thiệp với nhau…

Bàn luận, mở rộng vấn đề

– Tử tế không đồng nghĩa với hạ mình.

– Phê phán những người cẩu thả, thô bạo trong cách hành xử,thiếu quan tâm đến người khác từ những việc làm nhỏ nhất.

Kết đoạn

Rút ra bài học nhận thức và hành động

– Tử tế là một trong những chuẩn mực có giá trị muôn thuở trong ứng xử

– Cần trau dồi nhân cách để hoàn thiện.

 

2.​​ Dàn ý:​​ Dạng nghị luận về một​​ hiện tượng đời sống

Dạng nghị luận về một​​ hiện tượng đời sống

 

Mở đoạn

Nêu hiện tượng đời sống cần bàn​​ 

Giới thiệu thẳng vấn đề cần bàn luận bằng một câu tổng quát

Thân đoạn

-​​ Nêu rõ hiện tượng​​ (Là gì?)

- Biểu hiện, hiện trạng

 

- Phân tích nguyên nhân/ tác hại hoặc tác dụng (nếu là hiện tượng tốt)

-​​ Biện pháp khắc phục/biện pháp nhân rộng hiện tượng

- Giải thích ngắn gọn hiện tượng

- Diễn ra như thế nào? Ở đâu? Tính phổ biến?

- Nguyên nhân: chủ quan, khách quan; con người;thiên nhiên…

 

- Giải pháp khắc phục/thực hiện việc đó như thế nào?

Kết đoạn

Rút ra bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức tác dụng / tác hại

– Hành động​​ 

 

VD: Bàn về hiện tượng “Like là làm”

Mở đoạn

Nêu hiện tượng đời​​ 
ống cần bà

Giới thiệu thẳng hiện tượng cần bàn luận bằng một câu tổng quát

Thân đoạn

Nêu rõ hiện tượng​​ (Là gì?)

​​ “Like là làm” là hình thức câu like, người đăng bài viết ra yêu cầu nếu shar
​​ hoặc like đủ số lần sẽ thực hiện một việc làm nào đó: châm​​ 
ăng tự đốt
​​ tự làm việc gì đó mà ngư
i khác không hình dung tới…

Biểu hiện, thực trạng

Nêu các biểu hiện cụ thể…

Phân tích nguyên nhân/ tác hại hoặc tác dụng (nếu là hiện tượng tố
)

– Sự lệch lạc trong suy nghĩ, muốn chơi ngông và muốn nhanh chóng nổi tiếng.

– Do đám đông vô cảm, hưởng ứng châm ngòi

Biện pháp khắc phục/biện pháp nhân rộng hiện tượng

Giải pháp khắc phục/thực hiện việc đó như​​ thế​​ nào?

Kết đoạn

Rút ra bài học nhận thức và hàn
​​ động

– Nhận​​ thức tác dụng/tác hại

– Hành động.

 

 

 

 

C.​​ CẢM NHẬN ĐOẠN TRÍCH, TÁC PHẨM VĂN XUÔI

 

VỢ CHỒNG A PHỦ

- Tô Hoài -

I. Tác giả

- Tô Hoài là nhà văn​​ tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì chống Pháp. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về con người và phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta.

- Văn Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động trên cơ sở vốn sống, vốn từ vựng giàu có.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

- Truyện​​ Vợ chồng A Phủ​​ in trong tập​​ Truyện Tây Bắc, là kết quả của chuyến Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952), đánh dấu độ chín của phong cách nghệ thuật Tô Hoài.

- Tác phẩm viết về cuộc sống tăm tối và khát vọng sống mãnh liệt của người dân miền núi dưới ách thống trị của thực dân phong kiến. Mị là nhân vật chính.

2. ​​ Nội dung​​ tác phẩm

a.​​ Nhân vật Mị

* Mị có phm​​ chất tốt đẹp nhưng bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần

+ Mị là một thiếu nữ xinh đẹp, tài hoa, hồn nhiên, yêu đời; chăm chỉ, yêu tự do, ý thức được quyền sống của mình.

+ Mị là giàu lòng vị tha, đức hi sinh.

+ Là con dâu gạt nợ, Mị bị đối xử như một nô lệ. Mị sống khổ nhục hơn cả súc vật, thường xuyên bị A Sử đánh đập tàn nhẫn. Mị sống như một tù nhân trong căn buồng chật hẹp, tối tăm.

+​​ Sống trong đau khổ, Mị gần như vô cảm​​ “ngày càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.

* Sức sống tiềm​​ tàng, mãnh liệt của nhân vật Mị ​​ 

+ Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong ngày hội xuân ở Hồng Ngài:

-​​ Bên trong hình ảnh “con rùa nuôi trong xó cửa” vẫn đang còn một con người khát khao tự do, hạnh phúc. Gió rét dữ dội cũng không ngăn được sức xuân tươi trẻ trong thiên nhiên và con người, tất cả đánh thức tâm hồn Mị.​​ 

- Mị uống rượu để quên hiện tại đau khổ. Mị nhớ về thời con gái, Mị sống lại với niềm say mê yêu đời của tuổi trẻ.​​ 

- Tiếng sáo (biểu tượng của tình yêu và khát vọng tự do) từ chỗ là hiện tượng ngoại cảnh đã đi sâu vào tâm tư Mị.

- Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. Mị chuẩn bị đi chơi nhưng bị A Sử trói lại; tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, Mị vùng bước đi.

+ Tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cứu A Phủ:

- Từ vô cảm đến đồng cảm: những đêm trước nhìn thấy cảnh A Phủ bị trói đứng Mị hoàn toàn dửng dưng, vô cảm. Đêm ấy, dòng nước mắt của A Phủ đã đánh thức và làm hồi sinh lòng thương người trong Mị.

- Nhận ra sự độc ác và bất công của giai cấp phong kiến miền núi: từ cảnh ngộ của mình và những người đàn bà bị hành hạ ngày trước, đến cảnh đau đớn và bất lực của A Phủ trước mắt, Mị nhận thấy​​ chúng nó thật độc ác,​​ thấy​​ người kia việc gì mà phải chết.

- Hành động cứu người: Mị nhớ lại đời mình, lại tưởng tượng cảnh A Phủ tự trốn thoát.​​ Nghĩ thế Mị … cũng không thấy sợ.​​ Tình thương và lòng căm thù đã giúp Mị có sức mạnh để quyết định cứu người và liều mình cắt dây trói cứu A Phủ.

- Tự giải thoát cuộc đời mình: đối mặt với hiểm nguy​​ Mị cũng hốt hoảng…;​​ lòng ham sống mãnh liệt đã thúc giục Mị chạy theo A Phủ.

c. Nghệ thuật

- Bút pháp hiện thực sắc sảo, hấp dẫn; cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí đã tạo nên sự thay đổi số phận nhân vật một cách thuyết phục.

- Thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm: phát hiện và miêu tả sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do của người lao động bị áp bức trong xã hội cũ.

b.​​ Nhân vật A Phủ

*​​ Số phận đặc biệt của A Phủ

- Từ nhỏ mồ côi cha mẹ, không người thân thích, sống sót qua nạn dịch​​ 

- Làm thuê, làm mướn, nghèo đến nỗi không thể lấy được vợ vì tục lệ cưới xin​​ 

- 10 tuổi bị bắt đem bán đổi lấy thóc của người Thái, sau đó trốn thóat và lưu lạc đến Hồng Ngài.

- Trở thành chàng trai khỏe mạnh, tháo vát, thông minh:

“chạy nhanh như ngựa”, “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”

- Nhiều cô gái mơ ước được lấy A Phủ làm chồng:

“Đứa nào được A Phủ cúng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”

- Nhưng A phủ vẫn rất nghèo, không lấy nổi vợ vì phép làng và tục lệ cưới xin ngặt nghèo.

* Tính cách đặc biệt của A Phủ​​ 

-​​ Gan góc từ bé: “A Phủ mới mười tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp, A Phủ trốn lên núi lạc đến Hồng Ngài”

- Lớn lên: dám đánh con quan, sẵn sàng trừng trị kẻ ác:​​ “Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử (…). Nó vừa kịp bưng tay lên. A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp”

​​ Hàng loạt các động từ cho thấy sức mạnh và tính cách của A Phủ, không quan tâm đến hậu quả sẽ xảy ra.

- Khi trở thành người làm công gạt nợ:​​ 

+ A Phủ vẫn là con người tự do:​​ “bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng”, làm tất cả mọi thứ như trước đây.

+ Không sợ cường quyền, kẻ ác:​​ 

  • Để mất bò, điềm nhiên vác nửa con bò hổ ăn dở về và nói chuyện đi bắt hổ một cách thản nhiên, điềm nhiên cãi lại thống lí Pá Tra.

  • Lẳng lặng đi lấy cọc và dây mây để người ta trói đứng mình.

​​ Không sợ cái uy của bất cứ ai, không sợ cả cái chết.

- Bị trói vào cột, A Phủ nhai đứt hai vòng dây mây định trốn thoát

​​ Tinh thần phản kháng là cơ sở cho việc giác ngộ Cách mạng nhanh chóng sau này.

* So sánh nét giống nhau và khác nhau trong nghệ thuật xây dựng nhân vật rất đặc trưng giữa nhân vật Mị và A Phủ

- Nét khác nhau giữa hai nhân vật:

 ​​​​ + Mị: được khắc họa với sức sống tiềm tàng bên trong tâm hồn.

 ​​​​ + A Phủ: được nhìn từ bên ngoài, tính cách được bộc lộ ở hành động, vẻ đẹp hiện lên qua sự gan góc, táo bạo, mạnh mẽ.

- Nét giống nhau:​​ 

 ​​​​ + Tính cách của những người dân lao động miền núi

  • Mị: Bề ngoài lặng lẽ, âm thầm, nhẫn nhục nhưng bên trong luôn sôi nổi, ham sống, khao khát tự do và hạnh phúc.

  • A Phủ: Táo bạo, gan góc mà chất phác, tự tin.

 ​​​​ + Cả hai: là nạn nhân của bọn chúa đất, quan lại tàn bạo nhưng trong họ tiềm ẩn sức mạnh phản kháng mãnh liệt.

* Nghệ thuật:

 ​​​​ - Khắc họa nhân vật: sống động và chân thực.

 ​​​​ - Miêu tả tâm lí nhân vật: sinh động, đặc sắc (diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân và đem Mị cắt dây trói cho A Phủ).

 ​​​​ - Quan sát, tìm tòi: Có những phát hiện mới lạ trong phong tục, tập quán (tục cưới vợ, trình ma, đánh nhau, xử kiện, ốp đồng, đêm tình mùa xuân, cảnh uống rượu ngày tết…).

 ​​​​ - Nghệ thuật kể chuyện: uyển chuyển, linh hoạt, mang phong cách truyền thống nhưng đầy sáng tạo (kể theo trình tự thời gian nhưng có đan xen hồi ức, vận dụng kĩ thuật đồng hiện của điện ảnh ….).

 ​​​​ - Ngôn ngữ: giản dị, phong phú, đầy sáng tạo, mang bản sắc riêng.

 ​​​​ - Giọng điệu: trữ tình, lôi cuốn người đọc.

c. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo

+ Giá trị hiện thực: miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi.

+ Giá trị nhân đạo: thể hiện tình yêu thương, sự đổng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mạng; tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai thống trị; trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc;…

III. Tổng kết:​​ 

 ​​ ​​ ​​​​ Với nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc (A Phủ được miêu tả qua hành động, Mị chủ yêu khắc họa tâm tư); lối trần thuật uyển chuyển, linh hoạt (cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng, kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo); biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi; ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ,…Tô Hoài đã tố cáo tội ác của bọn phong kiến, thực dân; thể hiện số phận đau khổ của người dân lao động miền núi; phản ánh con đường giải phóng và ngợi ca vẻ đẹp, sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của họ.

 

VỢ NHẶT

- Kim Lân-

I. Tác giả

- KL là nhà văn chuyên viết truyện ngắn về người nông dân làng quê VN - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Ông viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng.

- Năm 2001, KL được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

 ​​​​ - Vợ nhặt​​ có tiền thân từ tiểu thuyết​​ Xóm ngụ cư, được viết ngay sau CM tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo trong kháng chiến. Sau hòa bình lập lại (1954), KL dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết truyện ngắn này.​​ Tác phẩm được in trong tập​​ Con chó xấu xí.

​​ - Bối cảnh xã hội của truyện:​​ Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên tháng 3 năm 1945 nạn đói khủng khiếp đã xảy ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.

 

2. Ý nghĩa nhan đề​​ 

-​​ Nhan đề ​​ "Vợ nhặt"​​ thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. 'Nhặt" đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hởi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.

=>​​ Vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.​​ 

 

3. Tình huống truyện:​​ Xây dựng được tình huống truyện độc đáo: Tràng nghèo, xấu, lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.

 

4. Phân tích​​ tác phẩm

a) Nhân vật Tràng

- Có vẻ ngoài thô kệch, xấu xí, thân phận nghèo hèn, …

- Nhưng có tấm lòng hào hiệp, nhân hậu: sẵn lòng cho người đàn bà xa lạ một bữa ăn giữa lúc nạn đói, sau đó đưa về đùm bọc, cưu mang.

- Lúc ​​ đầu Tràng cũng có chút phân vân, lo lắng:​​ “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bồng.”

- Nhưng rồi, sau một cái “tặc lưỡi”, Tràng quyết định đánh đổi tất cả để có được người vợ, có được hạnh phúc.

​​ Bên ngoài ​​ là sự liều lĩnh, nông nổi, nhưng bên trong chính là sự khao khát hạnh phúc lứa đôi. Quyết định có vẻ giản đơn nhưng chứa đựng tình thương ​​ đối với người gặp cảnh khốn cùng.

- Trên đường về:

+ Tràng không như mọi ngày mà​​ "phởn phơ"​​ khác thường,​​ "cái mặt cứ vênh vênh tự đắc với mình".​​ 

+ Trong lòng lâng lâng khó tả:

​​ “hắn tủm tỉm cười một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh”

+ Cũng có lúc​​ “lúng ta lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai bên kia người đàn bà”

+ Sự xuất hiện của người vợ như mang đến một luồng sinh khí mới:​​ 

Trong một lúc, Tràng hình như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát ghe gớm đang đe doạ, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên”.​​ 

+ Lần đầu tiên hưởng được cảm giác êm dịu khi đi cạnh cô vợ mới:

“Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng.”

- Buổi sáng đầu tiên có vợ:

​​ + Tràng cảm nhận có một cái gì mới mẻ:​​ 

“Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”

​​ + Tràng biến đổi hẳn:​​ 

“Bỗng nhiên hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng”,

“Bây giờ hắn mới nên người, hắn thấy có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”

- Tràng biết hướng tới một cuộc sống tương lai tốt đẹp hơn:​​ 

“Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”

=> Những con người đói khát gần kề cái chết vẫn khao khát hạnh phúc gia đình, vẫn cưu mang đùm bọc lẫn nhau và luôn có niềm tin vào tương lai.

b) Người vợ nhặt

- Là cô gái không tên, không gia đình, quê hương, bị cái đói đẩy ra lề đường: có số phận nhỏ nhoi, đáng thương.

- Thị theo Tràng sau lời nói nửa đùa nửa thật để chạy trốn cái đói.

- Cái đói đã làm thị trở nên chao chát, đanh đá, liều lĩnh, đánh mất sĩ diện, sự e thẹn, bản chất dịu dàng: gợi ý để được ăn,​​ “cắm đầu ăn một chặp bốn bả bánh đúc chẳng truyện trò gì”.

- Nhưng vẫn là người phụ nữ có tư cách:

+ Trên đường theo Tràng về, cái vẻ​​ "cong cớn"​​ biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngừng và cũng đầy nữ tính:​​ 

  • “Thị cắp hẳn cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt.​​ Thị có vẻ rón rén, e thẹn”

  • Khi nhận thấy những cái nhìn tò mò của người xung quanh,​​ “thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước níu cả vào chân kia”

+ Thị ra mắt mẹ chồng trong tư thế khép nép, chỉ dám​​ “ngồi mớm ở mép giường”​​ và tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp.​​ 

- Thị đã tìm thấy được sự đầm ấm của gia đình nên hoàn toàn thay đổi: trở thành một người vợ đảm đang, người con dâu ngoan khi tham gia công việc nhà chồng một cách tự nguyện, chăm chỉ.

- Chính chị cũng thắp lên niềm tin và hi vọng của mọi người khi kể chuyện ở Bắc Giang, Thái Nguyên phá kho thóc Nhật chia cho người đói.

=> Góp phần tô đậm hiện thực nạn đói và đặc biệt là giá trị nhân đạo của tác phẩm​​ (dù trong hoàn cảnh nào, người phụ nữ vẫn khát khao một mái ấm gia đình hạnh phúc).

c. Bà cụ Tứ:

- Một bà lão già nua, ốm yếu, lưng khòng vì tuổi tác.

- Tâm trạng bà cụ Tứ:​​ 

+ Khi nghe tiếng reo, nhận thấy thái độ vồn vã khác thường của con: phấp phỏng, biết có điều bất thường đang chờ đợi.

+ Đến giữa sân nhà, “bà lão đứng sững lại, càng ngạc nhiên hơn”, đặt ra hàng loạt câu hỏi:

" Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? … Ai thế nhỉ?”

+ Bà lập cập bước vào nhà, càng​​ ngạc nhiên​​ hơn khi nghe tiếng người đàn bà xa lạ chào mình bằng u.

+ Sau lời giãi bày của Tràng,​​ bà cúi đầu nín lặng, không nói và hiểu ra.​​ Trong lòng chất chứa biết bao suy nghĩ:

Bà lão hiểu rồi…vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”

​​ Buồn tủi khi nghĩ đến thân phận của con phải lấy vợ nhặt.

“Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng …đói khát này không.”

​​ Lo vì đói, vợ chồng nó có sống qua nổi cái nạn đói này ko.

“Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới đến lấy con mình. Mà con mình mới có vợ được … "​​ 

​​ Thương cho người đàn bà khốn khổ cùng đường mới lấy đến con trai mình mà không tính đến nghi lễ cưới.

“Thôi thì bổn phận bà là mẹ….chứ biết thế nào mà lo cho hết được”

​​ Tủi vì chưa hoàn thành bổn phận người mẹ lo vợ cho con trai. Mừng cho con trai mình có được vợ nhưng không giấu nỗi lo lắng khi nghĩ đến tương lai của con.

​​ + Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình:​​ 

"ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng".

​​ + Từ tốn căn dặn nàng dâu mới:

"Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra mà ông giời cho khá .. Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời".​​ 

​​ Bà an ủi động viên, gieo vào lòng con dâu niềm tin.

+ Tuy vậy, bà vẫn không sao thoát khỏi sự ngao ngán khi nghĩ đến ông lão, đứa con gái út,​​ “đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?”

​​ Xót thương, lo lắng cho cảnh ngộ của dâu con.

  • “Sáng hôm sau, bà cảm thấy “nhẹ nhỏm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”

  • Cùng với nàng dâu, bà thu dọn, quét tước nhà cửa, ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình.

​​ Sự xuất hiện của nàng dâu mới đã đem đến một không khí đầm ấm, hoà hợp cho gia đình.

* Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới

  • Bữa cơn ngày đói thật thảm hại nhưng​​ “cả nhà ăn rất ngon lành”

  • Bà toàn nói đến chuyện tương lai, chuyện vui, chuyện làm ăn với con dâu :​​ "khi nào có tiền ta mua lấy đôi gài, ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có đàn gà cho xem".

​​ tìm mọi cách để nhen nhóm niềm tin, niềm hi vọng cho các con.

=>​​ Bà cụ Tứ:​​ một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con; một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha; một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc tươi sáng.

5. Vài nét nghệ thuât.

-Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn.

-Nghệ thuật tạo tình huống đầy tính sáng tạo.

-Dựng cảnh chân thật, gây ấn tượng: cảnh chết đói, cảnh bữa cơm ngày đói,…

-Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc lộ tự nhiên, chân thật.

-Ngôn ngữ nhuần nhị, tự nhiên.

III. Ý nghĩa văn bản.

​​ Truyện thể hiện được thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. Đặc biệt thể hiện được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay trên bờ vực​​ của cái chết vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình.

 

 

 ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ RỪNG XÀ NU

(Nguyễn Trung Thành)

I.​​ Tác giả

-​​ Sinh năm 1932 ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

- Năm 1950 , Nguyễn Trung Thành gia nhập quân đội, sau đó làm phóng viên báo Quân đội nhân dân liên khu V.​​ 

- Sau hiệp định Giơ- ne-vơ , ông tập kết ra Bắc.​​ Năm 1962 ông trở lại chiến trường miền Nam chiến đấu.​​ Sau kháng chiến chống Mỹ ông tiếp tục hoạt động văn nghệ, ông từng làm Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, tổng biên tập báo Văn nghệ.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Truyện ngắn​​ Rừng xà nu​​ được viết vào mùa hè năm 1965, khi đế quốc Mỹ đổ quân ồ ạt vào miền Nam nước ta.​​ 

- Tác phẩm in lần đầu trên tạp chí​​ Văn nghệ giải phóng Trung Trung Bộ​​ (số 2-1965).​​ Sau in trong tập​​ Trên quê hư­ơng những anh hùng Điện Ngọc​​ (1969).

2.​​ Nội dung​​ tác phẩm

-​​ Rừng xà nu​​ là câu chuyện kể về làng Xô Man theo Đảng, theo cách mạng.​​ Nhân vật trong truyện kể về làng Xô Man thuộc nhiều thế hệ: cụ​​ Mết, Tnú,, Dít, Heng...trong giai đoạn hung hãn tột cùng của kẻ thù họ đã nổi dậy.

- Truyện có hai câu chuyện đan cài vào nhau: chuyện về cuộc đời Tnú, ​​ và chuyện kể về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man, trong đó câu chuyện về cuộc đời Tnú, ​​ là tình tiết chính, cốt lõi của câu chuyện kể về cuộc nổi dậy của làng Xô Man.

a. Nhân vật Tnú

a.1) Tnú là nhân vật điển hình cho tính cách người dân Tây Nguyên

* Tnú ​​ gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thực:

+ Khi đi làm ​​ liên lạc Tnú luôn chọn đường khó để đi.

+ Khi học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng, lấy đá ghè vào đầu đến chảy máu.

+ Khi bị giặc đốt mười đầu ngón tay Tnú không van xin , không kêu la. Nhớ lời anh Quyết dặn “ Người cộng sản không thèm kêu van”.

* Tnú trung thành với cách mạng:​​ đ­ược bộc lộ qua thử thách (bị giặc bắt, tra tấn dã man, lư­ng Tnú ngang dọc vết dao chém của kẻ thù nh­ưng anh vẫn gan góc, trung thành không khai nửa lời…)

* Tnú có số phận đau th­ương và cháy bỏng lòng căm hờn: không cứu đ­ược vợ con, bản thân bị bắt, bị tra tấn (bị đốt 10 đầu ngón tay). Mang trong mình 3 mối thù lớn: bản thân, gia đình, buôn làng song Tnú là người ​​ có ý chí, nghị lực, biết vượt lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân để đi chiến đấu trả thù.

* Tnú có tính kỉ luật cao: thực hiện nghỉ đúng giấy phép – nghỉ một ngày.

* Tnú là người giàu tình yêu thương​​ với đối với người thân, với nhân dân, đất nước​​ (Tnú xông ra cứu vợ con với hai bàn tay trắng, khi về thăm làng vẫn để cho vòi nước của làng giội lên khắp người như ngày trước, vẫn nhớ mặt mội người, chia muối cho mọi người…)

=> Tnú là nhân vật anh hùng, người con vinh quang của dân làng Xô Man, của người Strá được tác giả khắc hoạ bằng những đường nét độc đáo, giàu chất sử thi.

a.2) Số phận của ng­ười anh hùng Tnú gắn liền với số phận cộng đồng, Tnú là nhân vật điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên.

- Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí cũng là bi kịch chung của người dân Tây Nguyên khi chưa thấu hiểu chân lý “ Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”​​ 

- Tnú chỉ được cứu khi người dân làng Xô Man nổi dậy dưới sự lãnh đạo của cụ Mết.​​ 

- Con đường đấu tranh của Tnú từ sức mạnh bột phát cá nhân đến đấu tranh cách mạng cũng là con đường đi của dân làng Xô Man, của đồng bào các dân tộc: con đường đấu tranh giải phóng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

a.3) Nghệ thuật xây dựng nhân vật:​​ Kết hợp giữa ​​ cảm hứng sử thi và lãng mạn: vẻ đẹp nhân vật Tnú tiêu biểu cho cả cộng đồng cho người dân làng Xô Man, điển hình cho tính cách Tây Nguyên về lý tưởng, sức mạnh,​​ tính cách…..

b. Hình tượng cây xà nu

- Cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống con người Tây Nguyên.

+​​ Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm trước hết như một loài cây đặc thù, tiêu biểu của miền đất Tây Nguyên. Mở đầu và kết thúc tác phẩm cũng bằng hình ảnh của cây xà nu, ​​ rừng xà nu như chính dân làng Xô Man, như người dân Tây nguyên trên núi rừng trùng điệp: “đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”. Qua hình tượng cây xà nu nhà văn đã dựng được bối cảnh hùng vĩ và hoang dã đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu chuyện.

+ Cây xà nu gần gũi với đời sống của người dân Xô Man, thấm sâu vào nếp suy nghĩ và cảm xúc của họ, là chứng nhân của những sự kiện quan trọng xảy ra với họ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì. xà nu là lá chắn để bảo vệ làng Xô Man trước đạn pháo của giặc:“Cứ thế hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng”.

-​​ Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trong chiến tranh Cách mạng.

+ Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi cho ta nghĩ đến đau thương mà đồng bào ta phải trải qua trong thời kì cách mạng miền Nam bị khủng bố khốc liệt.Trong bom đạn chiến tranh thương tích đầy mình, cây xà nu vẫn hiên ngang vươn lên mạnh mẽ như người dân Tây Nguyên kiên cường bất khuất, không khuất phục trước kẻ thù.

+ Cây xà nu rắn rỏi cùng đặc tính “ham ánh sáng” và khí trời của cây xà nu tựa như người Xô Man chân thật, mộc mạc, phóng khoáng, yêu cuộc sống tự do.​​ Tượng trưng cho niềm khao khát tự do, lòng tin vào lí tưởng Cách mạng của người dân Tây Nguyên, của đồng bào Miền Nam.

+ Cây xà nu- rừng xà nu tầng tầng lớp lớp, kế tiếp nhau lớn lên trong bom đạn với một sức sống mãnh liệt không gì ngăn cản nổi gợi cho ta nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người Tây Nguyên đứng lên đấu tranh giữ gìn xứ sở và truyền thống cha ông.

+ Sự tồn tại kì diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt, tàn phá của đạn đại bác thể hiện sự bất khuất, kiên cường, sự vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù.

*Nghệ thuật miêu tả cây xà nu:

+ Kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan.

+ Miêu tả cây xà nu trong sự so sánh, ứng chiếu với con người. Các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hùng vĩ, khoáng đạt của thiên nhiên, đồng thời gợi nhiều suy tưởng sâu xa về con người, về đời sống.

4. Tính sử thi:

+ Hướng tới vấn đề mang tính cộng đồng, ý nghĩa toàn dân tộc, thời đại.

+ Phản ánh cuộc kháng chiến của nhân dân làng Xô Man, người dân Tây Nguyên

+ Các nhân vật mang tính sử thi( Tnú, cụ Mết) tiêu biểu cho dân làng Xô Man, tính cách điển hình của người dân Tây Nguyên.

+ Hình tượng cây xà nu mang vẻ đẹp sử thi lớn lao, kỳ vĩ, có sự kết hợp giữa hiện thực và biểu tượng lãng mạn.

+ Ngôn ngữ nghệ thuật trang trọng, hào hùng, tráng lệ.

 

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA​​ 

(​​ Nguyễn Minh Châu)

 

I. Tác giả ​​​​ 

- Là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới,​​ “thuộc trong số những nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay”​​ (Nguyên Ngọc)

- Sau 1975, sáng tác của NMC đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự.

II. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”​​ 

1. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- ​​ Sáng tác năm 1983

- ​​ Năm 1985, được in trong tập​​ “Bến quê”.​​ 

- ​​ Năm 1987, được in trong tuyển tập cùng tên.

- Tác phẩm nằm trong xu hướng chung của văn học thời kì đổi mới: hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và số phận con người trong cuộc sống đời thường.

2.​​ Ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện

a. Ý nghĩa nhan đề

-​​ Biểu tượng cho cuộc đời và cách nhìn cuộc đời ở bề nổi, bề ngoài và cái nhìn ở bề sâu, tầng ngầm của cuộc sống.

- Quan hệ giữa nghệ thuật chân chính và cuộc đời.​​ 

b. Tình huống truyện:​​ Tình huống nhận thức, mang​​ ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống​​ Tình huống được đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu để thể hiện tính cách con người và cuộc đời.

3. Nội dung​​ tác phẩm

a. Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh

*Phát hiện thứ nhất về khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ

- Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh.

- Phùng đã dự tính bố cục, đã​​ “phục kích”​​ mấy buổi sáng để chụp được một cảnh thật ưng ý.

- Người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp trên mặt biển mờ sương

​​ Cảnh​​ “đắt”​​ trời cho, vẻ đẹp mà cả đời anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần.

- Tâm trạng, cảm nhận của người nghệ sĩ:​​ hạnh phúc chất ngất, cảm nhận được cái Thiện, cái Mĩ của cuộc đời,​​ cảm thấy tâm hồn mình như được thanh lọc, trở nên trong trẻo, tinh khiết.

* Phát hiện thứ hai về hiện thực nghiệt ngã của con người

 ​​​​ - Phùng đã chứng kiến cảnh tượng: một người đàn ông đánh vợ dã man.

 ​​​​ -​​ Thái độ của người nghệ sĩ

 ​​​​ +​​ “Chết lặng”,​​ không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt:​​ “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”​​ 

​​ Anh không ngờ đằng sau cái vẻ đẹp của tạo hoá lại có cái xấu, cái ác đến mức không thể tin được

 ​​​​ + Không thể chịu được khi thấy cảnh ấy, Phùng đã​​ “vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”

​​ Bản chất của người lính khiến anh không thể làm ngơ trước sự bạo hành.

* Ý nghĩa:Qua hai phát hiện của người nghệ sĩ, nhà văn muốn phát biểu: Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà luôn chứa đựng nhiều nghịch lí. Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập, mâu thuẫn. Chính vì thế, con người, nhất là người nghệ sĩ, không nên vội đánh giá con người, sự vật, hiện tượng ở dáng vẻ bên ngoài mà phải phát hiện ra bản chất thực sau vẻ ngoài ấy.

​​ b. Người đàn bà​​ hàng chài

Hoàn cảnh sống

– Người đàn bà vùng biển trong truyện ngắn hiện lên qua cái nhìn của Phùng – người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã tình cờ chứng kiến những bi kịch gia đình của chị. Chị không hề có tên. Tác giả chỉ gọi chị là “người đàn bà” một cách phiếm định ​​ (một dụng ý nghệ thuật của nhà văn).​​ 

– Chị là một người phụ nữ lao động lam lũ ở làng vạn chài, cả nhà sống lênh đênh trên một chiếc​​ thuyền đánh cá.

– Một người phụ nữ đau khổ – nạn nhân đáng thương của sự lạc hậu đói nghèo, chị thường xuyên bị chồng đánh đập (ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng).

=> Nhân vật người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa” là hiện thân cho những mảnh đời tăm tối cơ cực vẫn còn tồn tại trong cuộc sống quanh ta.

* Ngoại hình

- Người đàn bà hàng chài có ngoại hình thô kệch, xấu xí (trạc ngoài bốn mươi, mặt rỗ, …), gợi sự liên tưởng cho người đọc về một người đàn bà với cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ như tất cả những người người đàn bà ở vùng biển​​ 

Phẩm chất, tính cách

– Sức chịu đựng ghê gớm: cam chịu, nhẫn nhục chịu để chồng đánh một cách bình tĩnh như thực hiện một nghĩa vụ. Chị chấp nhận những đòn roi như một phần cuộc đời mình, chấp nhận nó như cuộc sống của người đi biển đánh cá phải đương đầu với sóng to, gió lớn vậy.

– Rất tự trọng:​​ Sau khi biết được hành động vũ phu của chồng đã bị thằng Phác và người khách lạ (Phùng) chứng kiến, chị thấy “đau đớn – vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã”. Và chị đã khóc.

– Thương chồng: Chị cầu xin vị chánh án  đừng bắt mình phải li hôn với gã chồng thường xuyên hành hạ chị: “Con lạy quý toà… Quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.

– Chị là người mẹ thương con:

+ Chị lo sợ thằng Phác sẽ có những hành động nông nổi với bố, chị đã gởi con cho bố ruột mình nuôi. Không muốn con nhìn thấy cảnh cha đánh mẹ, chị xin với chồng mỗi lần đánh chị thì lên bờ mà đánh khi không có mặt con. Đó cũng là một cách ứng xử rất nhân bản.

+ Chị nhẫn nhục chịu đựng đòn roi của chồng vì chị nghĩ đến đàn con: “Ông trời sinh ra người đàn …như ở trên đất được!”. Hoá ra, chị không thể bỏ chồng vì cuộc sống trên thuyền không thể thiếu một người đàn ông trong những lúc phong ba, bão táp, các con chị phải được nuôi nấng, phải được lớn lên,…

– Chị là một người hiểu thấu lẽ đời, tuy​​ ít học mà tỉnh táo và sáng suốt:

+ Cách xưng hô:​​ quý toà – con​​ 

+ Chị đã từ chối và sẵn sàng đánh đổi mọi giá để không phải li hôn. Bởi, cho dù vũ phu, nhưng hắn vẫn là chỗ dựa quan trọng của những người đàn bà hàng chài như chị; còn chị- hạnh phúc lớn nhất của đời chị- cần có bố để nuôi dưỡng chúng. Hơn nữa, trên truyền cũng có lúc vợ chồng con cái hòa thuận, vui vẻ. Đó là câu chuyện về cuộc đời bí ẩn và éo le của người đàn bà hàng chài nghèo khổ, lam lũ...

​​ => Người phụ nữ bao dung, vị tha, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh.

*Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

Nhà văn đã có dụng ý tạo nên ấn tượng cho người đọc về hình ảnh ngừơi đàn bà bằng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo kết hợp với thủ pháp đối lập giữa ngoại hình và nội tâm, giữa một số phận bất hạnh và tấm lòng nhân hậu, bao dung, thương con hơn tất cả mọi thứ trên đời.

 

=>​​ Qua câu chuyện về cuộc đời người đàn bà hàng chài và cách ứng xử của các nhân vật, nhà văn muốn gửi đến người đọc thông điệp: đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện, mà phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều

* Quan niệm của nhà văn:​​ cuộc sống con người không đơn giản,​​ người nghệ sĩ không thể dễ dãi, giản đơn khi nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của đời sống => đừng nhìn cuộc đời, con người một cách đơn giản, phiến diện; phải đánh giá sự việc, hiện tượng trong các mối quan hệ đa diện, nhiều chiều.

c. Tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”

+ Mỗi lần nhìn kĩ vào bức ảnh đen trắng, nghệ sĩ Phùng vẫn thấy “hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai”- đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật.

+ Nếu nhìn lâu hơn, bao giờ anh cũng thấy “người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh”- đó hiện thân của những lam lũ, khốn khổ, là sự thật cuộc đời vẫn buộc những con người có lương tri phải trăn trở.

=>​​ Ý nghĩa:​​ Qua tấm ảnh được chọn trong “bộ lịch năm ấy”, Nguyễn Minh Châu thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: Nghệ thuật chân chính không thể tách rời, tách li cuộc sống. Nghệ thuật phải gắn với cuộc đời và phải vì cuộc đời.

III. Tổng kết:

​​ 1. Nội dung:​​ “Chiếc thuyền ngoài xa”​​ của Nguyễn Minh Châu đã đặt ra vấn đề có ý nghĩa với mọi người, mọi thời: nhìn nhận cuộc sống và con người phải đa dạng, nhiều chiều. ​​ 

​​ - Vẻ đẹp toát ra từ tác phẩm là vẻ đẹp của tình yêu người – tình yêu ấy thôi thúc người nghệ sĩ tìm kiếm, khám phá, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp tiềm ẩn của con người.

2. Nghệ thuật:

- ​​ Xây dựng tình huống truyện độc đáo ​​  ​​​​ 

- Nghệ thuật kể chuyện:​​ sinh động

​​ Người kể chuyện: là nhân vật Phùng-> tạo ra điểm nhìn trần thuật sắc sảo, có khả năng khám phá đời sống; lời kể khách quan, chân thực, thuyết phục

- Ngôn ngữ nhân vật:​​ phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người-> Góp phần khắc sâu thêm chủ đề - tư tưởng của truyện

 

HỒN TRUƠNG BA, DA HÀNG THỊT

( Trích)​​ 

(Lưu Quang Vũ)

 

Lưu Quang Vũ ​​ là một tài năng đa dạng nhưng kịch là phần đóng góp đặc sắc nhất. Ông được coi là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu , một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Ông để lại nhiều vở kịch gây chấn động dư luận, trong đó có​​ “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”.​​ Trong vở kịch, bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, Lưu Quang Vũ đã thể hiện thấm thía bi kịch của Hồn Trương Ba, để qua đó, đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc.​​ 

 ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”​​ là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Từ cốt truyện dân gian, nhà văn xây dựng một vở kịch hiện đại chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng và triết lí nhân sinh sâu sắc.vở kịch gồm 7 cảnh và đoạn kết, kể về Trương Ba vốn là người đánh cờ giỏi, bị Nam Tào bắt chết nhầm. Vì muốn sửa sai nên Nam Tào và Đế Thích đã cho ​​ Hồn Trương Ba sống lại và nhập vào xác anh hàng thịt mới chết. Được sống, nhưng Hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái và đau khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo. Trước nguy cơ tha hóa về nhân cách và sự xa lánh của người thân, Trương Ba quyết định trả lại xác anh hàng thịt và chấp nhận cái chết.​​ 

 ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ Bi kịch của Hồn Trương Ba thể hiện trước hết trong màn đối thoại giữa ông và xác anh hàng thịt.​​ Do phải sống nhờ thể xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba đã phải chiều theo một số nhu cầu hiển nhiên của xác thịt. Linh hồn Trương Ba dần bị nhiễm cái tầm thường của xác anh đồ tể. Ý thức được điều đó, Hồn Trương Ba vô cùng dằn vặt, đau khổ và khao khát được tách mình ra khỏi cái thân xác kềnh càng, thô lỗ và phàm tục kia, dù chỉ một lát. Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt thực sự bắt đầu khi xác khẳng định : “​​ ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác”. Lí lẽ mà xác đưa ra là : “hai ta đã hòa làm một rồi” , “chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu”​​ vì “tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục” , “là cái bình để chứa đựng linh hồn”. ​​ Xác cũng không quên gợi lại tất cả sự thật khiến Hồn Trương Ba cảm thấy xấu hổ, đê tiện. Đó là cảm xúc trước vợ hàng thịt, là cảm giác lâng lâng trước những món ăn ngon, đặc biệt là sự thô lỗ của Trương Ba khi tát thằng con đến “tóe máu mồm, máu mũi”. Xác đã thỏa hiệp rằng hồn cứ việc nghĩ mình cao khiết, thánh thiện, làm điều gì xấu thì cứ đổ tội cho xác để được thanh thản; bù lại, hồn sẽ phải làm đủ mọi việc để thỏa mãn những khát thèm của xác. Vậy là, bằng sự lợi lí của mình, xác đã dẫn dắt hồn vào sự thật không thể phủ nhận rằng bấy lâu nay, khi trú ngụ trong xác hàng thịt, Hồn Trương Ba trong khiết đã bị hóa màu, bị vấy bẩn bởi những dục vọng tầm thường. Trước những lí lẽ hoàn toàn có căn cứ của xác, Hồn Trương Ba ban đầu còn nổi giận, khinh bỉ, mắng mỏ xác hàng thịt​​ “chỉ là xác thịt âm u, đui mù” , “không có tư tưởng, không có cảm xúc” , từ chỗ hăng hái đấu lí, đáp lại tất cả những lí lẽ xác đưa ra, lối xưng hô “mày – tao”​​ đầy khinh bỉ, xem thường ... thì giờ đây hồn đành ngậm ngùi, thấm thía, bần thần nhập trở lại xác hàng thịt trong nỗi tuyệt vọng khôn cùng. Trương Ba đã được trả lại cuộc sống nhưng thực sự là cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hóa. Dựng lên màn đối thoại này, nhà văn muốn cảnh báo : khi con người phải sống trong sự dung tục thì sớm hay muộn, những phẩm chất tốt đẹp cũng sẽ bị cái dung tục ngự trị, lấn át và tàn phá. Vì thế, mỗi người hãy đấu tranh để loại bỏ sự dung tục, giả tạo, để cuộc sống trở nên tươi sáng hơn, đẹp đẽ và nhân văn hơn.​​ 

 ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ Bi kịch của Hồn Trương Ba được đẩy lên đến đỉnh điểm khi đối thoại với những người thân.​​ Trong thân xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba dù không muốn vẫn phải làm những điều trái với tư tưởng của mình để thỏa mãn đòi hỏi của thể xác. Sự thay đổi ấy đã khiến cho những người thân của Trương Ba đau khổ, xa lánh, lo lắng. Vợ Trương Ba vô cùng buồn bã trước sự thay tâm đổi tính của chồng “ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”. Bà định bỏ đi, định nhường chồng cho chị vợ anh hàng thịt. Đứa cháu gái hồn nhiên, ngây thơ đã phản ứng rất gay​​ gắt và quyết liệt. Tâm hồn ngay​​ thơ của nó không chấp nhận sự tầm thường dung tục nên cũng không thể chấp nhận một người ông thô lỗ, vụng về. Không cần giữ ý, cái Gái đã nhất mực khước từ tình thân :​​ “Tôi không phải là cháu của ông” , “Ông nội tôi chết rồi” , “ Ông nội ​​ đời nào ​​ thô lỗ, phũ phàng như vậy”​​ . Sự giận dữ của nó biến thành hành động xua đuổi :​​ “ Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”​​ . Người thương và hiểu ông nhất là chị con dâu thì giờ đây cũng nghẹn ngào thú nhận :​​ “có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa”. Thế là đã rõ. Trong thân xác anh hàng thịt, Trương Ba đã không còn là mình. Vì sự thay đổi của ông mà những người thân trong gia đình người thì xa lánh, sợ hãi, ghét bỏ, ghê tởm, người lại buồn bã, tủi phận, dằn dỗi. Không còn được người thân kính trọng, yêu mến, Trương Ba rơi vào sự hụt hẫng, cô đơn, cay đắng nhận ra :​​ ”mày đã thắng thế rồi​​ đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta ...” . “Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất​​ mình?” . Lời độc thoại nội tâm đầy chua chát nhưng cũng đầy tinh thần đấu tranh quyết liệt đó đã thôi thúc Trương Ba quyết định gọi Đế Thích xuống để trả lại cuộc sống giả tạo. Hành động tuy “lập cập nhưng quả quyết” của Trương Ba đã ánh lên vẻ đẹp tâm hồn cao quý của người lao động trong cuộc đấu tranh với cái dung tục để hoàn thiện nhân cách bản thân. ​​ 

 ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ Trong màn đối thoại với Đế Thích, bi kịch của Hồn Trương Ba đã được giải quyết.​​ Gặp lại người bạn chơi cờ ở cõi trời, Hồn Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết chối từ, không chấp nhận cuộc sống​​ “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”​​ nữa. Ông muốn được sống theo đúng bản chất của mình :​​ “Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Qua lời thoại này của Trương Ba, ​​ Lưu Quang Vũ thể hiện rất rõ quan niệm nhân sinh sâu sắc của mình về lẽ sống : Con người là một thể thống nhất, trọn vẹn, hài hòa giữa cái “bên trong” (tâm hồn) và cái “ bên ngoài” ( thể xác). Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác ​​ thì đừng đổ lỗi cho thân xác và cũng đừng tự an ủi mình bằng vẻ đẹp của tâm hồn.​​ 

 ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ Trước quan điểm của Trương Ba, lúc đầu Đế Thích rất ngạc nhiên nhưng khi hiểu ra thì khuyên Trương Ba nên chấp nhận vì thế giới vốn không toàn vẹn. Nhưng Trương Ba quyết bác bỏ lí lẽ đó. Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích : “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi được sống , nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”. Sống thực cho ra con người thật không đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, không được là mình trọn vẹn thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Lòng tốt hời hợt nhiều khi chẳng đem lại điều gì đó có ý nghĩa mà sự vô tâm còn tệ hại hơn, nó đẩy người khác vào bi kịch!​​ 

 ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ Đế Thích định tiếp tục sửa sai bằng giải pháp cho ​​ hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba kiên quyết từ chối, không chấp nhận cảnh sống giả tạo mà theo ông còn khổ hơn là cái chết. Trương Ba kêu gọi Đế Thích sửa sai bằng việc làm cho cu Tị sống lại, còn mình thì chấp nhận cái chết. Quyết định này không hề dễ dàng, chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, thấm thía nỗi đau khổ về sự vênh lệch giữa hồn và xác, nên đã chấp nhận cái chết để được là mình một cách “toàn vẹn”. Qua màn đối thoại, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, tự nhiên. Đó cũng chính là chất thơ trong kịch Lưu Quang Vũ.​​ 

 ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ Đoạn kết, Trương Ba chết, bi kịch được giải thoát.​​ Hồn Trương Ba chập chờn giữa màu xanh của cây lá trong vườn, trên bậc cửa, trong ánh lửa, nơi cầu ao, trong cái cơi đựng trầu, con dao giẫy cỏ... Cho dù không còn trên cõi đời nhưng Trương Ba lại được người thân yêu mến, kính trọng như xưa. Trong tâm trí của người thân, Trương Ba vẫn bất tử, vẫn là con người “trong sạch, thẳng thắn”. Cái chết của Trương Ba làm bừng lên nhân cách đẹp đẽ của ông, làm cho tư tưởng nhân văn tỏa sáng không chỉ trong đoạn trích mà còn cả tác phẩm.​​ 

 ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ Tóm lại, bằng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc như :​​ sáng tạo lại cốt truyện dân gian, cách dựng cảnh, dựng đối thoại, độc thoại nội tâm độc đáo, tạo dựng hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách ......LQV đã thể hiện thấm thía bi kịch của Hồn Trương Ba. Qua tấm bi kịch ấy, nhà văn thể hiện tư tưởng nhân văn sâu sắc : Một trong những điều quý giá nhất của mỗi ​​ con người là được sống là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình có và theo đuổi. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống trong sự hài hòa tự nhiên giữa thể xác và tâm hồn.​​ 

-------------------------------------------------------

 

 ​​ ​​ ​​​​ 

ĐỀ MINH HỌA

​​  ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​  ​​ ​​​​ ĐỀ KIỂM TRA​​ CUỐI​​ ​​ II​​ 

Môn:​​ Ngữ văn, lớp​​ 12

 ​​​​ Thời gian làm bài:​​ 90​​ phút,​​ không tính thời gian phát đề

Họ và tên học sinh:…………………………………... Mã số học sinh:……………………

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Cách nhìn và ý chí của từng người dẫn đến các ứng xử khác nhau trước sai lầm. Với người này, sai lầm để lại những bài học bổ ích, những kinh nghiệm quý giá. Với người khác, sai lầm lại trở thành vỏ ốc để họ thu mình trong đó, không dám mạo hiểm lần nữa. Hãy biết chấp nhận sai lầm như một động lực để bạn tiếp tục phấn đấu [...].

[...] Con người thường mắc phải một trong hai loại sai lầm sau đây: một loại sai lầm do thiếu hiểu biết và một loại sai lầm do bất cẩn. Trong khi những sai lầm do thiếu hiểu biết có thể khắc phục bằng quyết tâm học hỏi không ngừng thì sai lầm do bất cẩn thường khiến con người trở nên yếu đuối và nhu nhược. Những người thường xuyên mắc phải loại sai lầm này luôn phải đối diện với thất bại vì họ đã lãng phí bầu nhiệt huyết và nguồn năng lượng của mình.

Một trong những điều tốt đẹp mà bạn có thể làm mỗi ngày là hãy nỗ lực hết mình, và không sợ phạm sai lầm. Đừng chối bỏ, cũng đừng thất vọng nếu bạn mắc phải một sai lầm nào đó.​​ 

 ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ (Trích​​ Không gì là không thể​​ - George Matthew Adams,

 ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ NXB​​ Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr. 119 - 120)​​ 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1.​​ Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.​​ 

Câu 2.​​ Theo đoạn trích, con người thường mắc phải những sai lầm nào?

Câu 3.​​ Chỉ ra mối quan hệ giữa cách nhìn và ý chí với cách ứng xử trước sai lầm của con người được đề cập trong đoạn trích.

Câu 4.​​ Lời khuyên​​ Hãy biết chấp nhận sai lầm như một động lực để bạn tiếp tục phấn đấu​​ trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?​​ 

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1​​ (2,0 điểm)

Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải sống là chính mình.

Câu 2​​ (5,0 điểm)

Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài được nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện trong đoạn trích sau:

Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn - vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã.​​ 

- Phác, con ơi!

Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xệp xuống trước mặt thằng bé,​​ ôm chầm​​ lấy nó rồi lại buông ra,​​ chắp tay vái​​ lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt, và cái thằng nhỏ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.

Thế rồi bất ngờ người đàn bà​​ buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền.​​ 

 ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ (Trích​​ Chiếc thuyền ngoài xa,​​ Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 72 - 73)

......................Hết.......................

 

 ​​ ​​ ​​ ​​​​ 

ĐỀ MINH HỌA

 ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​  ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ KIỂM TRA​​ CUỐI​​ ​​ II​​ 

 ​​ ​​ ​​ ​​​​ ĐÁP​​ ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn:​​ Ngữ văn, lớp​​ 12

 ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​ ​​​​ (Đáp án và​​ hướng dẫn chấm gồm​​ ​​ trang)

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC HIỂU

3,0

 

1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,75 điểm.

- Học sinh không trả lời đúng phương thức​​ “nghị luận”: ​​ không cho điểm

0,75

2

Theo đoạn trích, con người thường mắc những sai lầm:​​ ​​ 

- Sai lầm do thiếu hiểu biết.

- Sai lầm do bất cẩn.

Hướng dẫn chấm:​​ 

-​​ Học sinh trả lời được 2 ý : 0,75 điểm.​​ 

-​​ Học sinh trả lời được 1 ý : 0,5 điểm.​​ 

Nếu học sinh trích dẫn nguyên câu văn​​ Con người thường mắc phải một trong hai loại sai lầm sau đây: một loại sai lầm do thiếu hiểu biết và một loại sai lầm do bất cẩn”​​ vẫn cho: 0,75 điểm.

0,75

3

Mối quan hệ giữa cách nhìn và ý chí với cách ứng xử trước sai lầm của con người:

- Cách nhìn tích cực và ý chí mạnh mẽ sẽ ứng xử: xem​​ sai lầm là những bài học bổ ích, những kinh nghiệm quý giá.​​ 

- Cách nhìn tiêu cực và ý chí yếu đuối: xem sai lầm lại trở thành vỏ ốc để thu mình trong đó, không dám mạo hiểm lần nữa.

Hướng dẫn chấm:​​ 

-​​ Học sinh trả lời được 2 ý :​​ 1,0​​ điểm.​​ 

-​​ Học sinh trả lời được 1 ý : 0,5 điểm.​​ 

1,0

4

Ý nghĩa của lời khuyên​​ Hãy biết chấp nhận sai lầm như một động lực để bạn tiếp tục phấn đấu.

Học sinh rút ra ý nghĩa khác nhau cho bản thân, có thể theo hướng: Khi biết chấp nhận sai lầm, con người ​​ rút ra được bài học kinh nghiệm, có thêm nghị lực, phấn đấu hoàn thiện bản thân.​​ 

Hướng dẫn chấm:

-​​ Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm.

-​​ Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm.

0,5

II

 

LÀM VĂN

7,0

 

1

Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải sống là chính mình.

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Sự cần thiết phải sống là chính mình.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải sống là chính mình. Có thể theo hướng sau:

Sống là chính mình giúp mỗi người chủ động khẳng định năng lực; vươn lên hoàn thiện bản thân, đóng góp cho xã hội.

Hướng dẫn chấm:

-​​ Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).

-​​ Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

0,75

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm:​​ Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

-​​ Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

-​​ Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

2

Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài được nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện trong đoạn​​ trích.

5,0

a.​​ Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài được nhà văn Nguyễn Minh Châu thể hiện trong đoạn trích.

Hướng dẫn chấm:​​ 

-​​ Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

0,5

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

 

* Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm và đoạn trích (0,25 điểm)

0,5

* Phân tích tâm trạng và hành động nhân vật người đàn bà hàng chài

- Hoàn cảnh: người đàn bà hàng chài bị chồng bạo hành.​​ 

- Tâm trạng và hành động

+ Tâm trạng: đau đớn về thể xác và tinh thần; xấu hổ, nhục nhã với đứa con.

+ Hành động: ôm con, chắp tay vái lạy con thể hiện tình thương yêu con, lo sợ đứa con làm điều có lỗi với bố; buông con ra đi theo chồng thể hiện sự chấp nhận số phận.

- Nghệ thuật: miêu tả tâm trạng và hành động nhân vật bằng ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, giàu tính biểu cảm, giọng điệu cảm thương,...

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm.

- Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,25 điểm.

- Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,5 điểm.

- Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm - 0,75 điểm.

2,5

 

* Đánh giá

- Tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài góp phần làm nên giá trị nhân đạo của tác phẩm​​ Chiếc thuyền ngoài xa.

-​​ Tâm trạng và hành động của nhân vật người đàn bà hàng chài góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu.

Hướng dẫn chấm:

-​​ Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

-​​ Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm.

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

- Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm:​​ Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác​​ phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

-​​ Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

-​​ Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5

Tổng điểm

10,0

 

22