NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10 (NĂM HỌC 2022 – 2023)

 

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ​​ 

NGÔ QUYỀN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỔ NGỮ VĂN-GIÁO DỤC CÔNG DÂN

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP​​ MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10

CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023

(Kèm Kế hoạch ôn tập kiểm tra cuối học kì II, năm học 2022-2023 bộ môn Ngữ văn của Tổ Ngữ văn-Giáo dục công dân)

 

I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 10

(theo​​ Chương trình Ngữ văn 2018)

TT

Kĩ năng

Nội dung/

đơn vị kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

(Số câu)

Thông hiểu

(Số câu)

Vận dụng

(Số câu)

Vận dụng cao

(Số câu)

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc​​ 

Phạm vi tri thức đọc hiểu, tri thức Tiếng Việt thuộc Bài 8, Bài 9

0

2

0

2

0

2

0

0

50

2

Viết

 

Viết một văn bản nội quy,​​ hoặc một văn bản hướng dẫn nơi công cộng,​​ hoặc viết bài luận về bản thân

0

1*

0

1*

0

1*

0

0

50

Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi

0

34%

0

33%

0

33%

0

0

100

Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức

34%

33%

33%

 

Tổng % điểm

67%

33%

 

 

II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA

STT

Kỹ năng

Nội dung/ Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo​​ 

mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Phạm vi tri thức đọc hiểu, tri thức Tiếng Việt thuộc Bài 8, Bài 9

Nhận biết:

- Nhận biết được​​ đặc trưng văn bản thông tin/văn bản​​ nội quy, văn bản hướng dẫn nơi công cộng.

-​​ Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin.

- Nhận biết được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ.​​ 

Thông hiểu:

- Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản thông tin, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết; biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin.

- Phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin.

-​​ HS nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội của một văn bản; nêu được ý nghĩa, tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân.

- Phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ với phương tiện phi ngôn ngữ;​​ đánh giá được tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản.

Vận dụng:

- Rút ra được bài học cho bản thân từ nội dung văn bản.

2 câu TL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1 câu​​ 

TL

1 câu TL

 

2

Viết

Viết một văn bản nội quy,​​ hoặc một văn bản hướng dẫn nơi công cộng,​​ hoặc viết bài luận về bản thân

Viết​​ được​​ một văn bản nội quy,​​ hoặc một văn bản hướng dẫn nơi công cộng,​​ hoặc viết bài luận về bản thân

1*

1*

1*

1 TL*

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP​​ KIỂM TRA​​ HỌC​​ KÌ​​ II

NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN: NGỮ VĂN 10

A. ÔN TẬP NĂNG LỰC ĐỌC (phạm vi tri thức đọc hiểu, tri thức Tiếng Việt thuộc Bài 8, Bài 9)

1. Đặc trưng của văn bản thông tin

- Là văn bản cung cấp thông tin.

- Để đảm bảo tính chính xác, khách quan, văn bản thông tin thường dẫn tên người, địa điểm, thời gian, số liệu xác thực có thể kiểm chứng.

- Ngôn ngữ trong văn bản thông tin sáng rõ, đơn nghĩa. Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ, … góp phần giúp người đọc dễ tiếp nhận và ghi nhớ thông tin.

- Để tăng thêm hiệu quả tác động đối với người đọc, đôi khi VB thông tin lồng ghép thông tin với một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.​​ 

2. Bản tin

- Là một loại văn bản thông tin.

- Bản tin là các sự kiện cập nhật.

- Ngôn ngữ bản tin thường ngắn gọn, sáng rõ, đơn giản.​​ 

- Tuy nhiên, để gây ấn tượng mạnh người viết vẫn sử dụng các biện pháp tu từ.

- Người tiếp nhận thông tin cần biết đặt câu hỏi:

+ Tác giả của bản tin là ai?

+ Lập trường thái độ của người viết là gì?

+ Các nhân vật, sự kiện, số liệu…trong bản tin được sắp xếp theo trình tự nào? Vì sao tác giả lại có sắp xếp đó?

+ Những thông tin có đáng tin cậy không?

3. Văn bản nội quy, văn bản hướng dẫn nơi công cộng

- Văn bản nội quy, văn bản hướng dẫn nơi công cộng thường xuất hiện ở những không gian như bảo tàng, di tích, trường học, thư viện,... giúp người đọc có thể hiểu rõ các yêu cầu, quy định cần được tuân thủ, từ đó có những hành vi đúng đắn phù hợp.

- Văn bản nội quy, văn bản hướng dẫn nơi công cộng có cấu trúc chặt chẽ, mạch lạc; ngôn ngữ khách quan, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.

4. Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ

- Mỗi loại phương tiện phi ngôn ngữ có chức năng biểu đạt nghĩa khác nhau:

+ Các số liệu thường được sử dụng để cung cấp những thông tin cụ thể chính xác.

+ Các đường nối giữa các hình vẽ thường được dùng để biểu đạt mối quan hệ giữa các thông tin.

+ Các biểu đồ, sơ đồ giúp trình bày thông tin một cách hệ thống​​ 

- Các hình ảnh làm tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin ,…

 

B. ÔN TẬP NĂNG LỰC VIẾT (Viết một văn bản nội quy,​​ hoặc một văn bản hướng dẫn nơi công cộng,​​ hoặc viết bài luận về bản thân)

STT

Kiểu bài viết

Yêu cầu của kiểu bài viết

1

Viết một văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng

- Văn bản phải có cấu trúc chặt chẽ, phù hợp với mẫu cấu trúc chung của văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng. 

- Nội dung văn bản thể hiện rõ những hành vi cần thực hiện, không được thực hiện trong không gian công cộng, phù hợp với yêu cầu, quy định của cơ quan, tổ chức ban hành, phù hợp với quy định của pháp luật. 

- Ngôn ngữ khách quan, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.

2

Viết bài luận về bản thân

- Xác định rõ luận đề của bài viết.

- Thể hiện được cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân.

- Sử dụng bằng chứng là những sự kiện, kinh nghiệm mà người viết đã thực sự trải qua.

- Có giọng điệu riêng, thể hiện cảm xúc chân thành của người viết, thuyết phục, truyền cảm hứng và gợi suy ngẫm cho bạn đọc

 

Đề bài tham khảo 1:​​ Viết một bản nội quy lớp học hoặc nội quy quy định của Thư viện trường.

1. Trước khi viết:​​ 

- Xác định mục đích viết, đối tượng hướng tới, tên bản nội quy/ bản hướng dẫn​​ 

- Lập dàn ý: Xác định các nội dung chính, lựa chọn từ ngữ quan trọng, lựa chọn phương tiện phi ngôn ngữ và dự kiến cách trình bày.

2. Trong khi viết:

- ​​ Đảm bảo bố cục: tên đơn vị/ tên và chức vụ người ban hành, tên văn bản, nội dung.

- Viết tên văn bản ngắn gọn; diễn đạt các nội dung rõ ràng, cụ thể ​​ 

- ​​ Sắp xếp các nội dung theo thứ tự hợp lí.

- ​​ Có thể kết hợp sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.

- ​​ Trình bày khoa học, trang trí phù hợp với nội dung.

3. Sau khi viết:​​ Xem lại bản nội quy/ hướng dẫn và chỉnh sửa nếu cần.

Bài tham khảo​​ : Nội quy thư viện

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG​​ 

 

NỘI QUY, QUY ĐỊNH CỦA THƯ VIỆN TRƯỜNG THPT​​ 

Thư viện trường THPT​​ ​​ yêu cầu các cán bộ, nhân viên, học sinh trong trường khi đến thư viện cần thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định sau:

I. Nội quy chung

1. Yêu cầu bắt buộc

- Xuất trình Thẻ Cán bộ/Học sinh và check in qua đầu đọc mã vạch tại cửa ra vào.

- Tuân thủ các nội quy, quy định của Thư viện về tra tìm tài liệu, đọc, mượn, truy cập tài liệu, giữ gìn cơ sở vật chất, trang thiết bị.

- Phải giữ gìn tài liệu, trang thiết bị, tài sản, thực hiện nếp sống văn minh, văn hoá trong ăn mặc, giao tiếp tại Thư viện.

- Không được dùng Thẻ của người khác và không cho người khác sử dụng Thẻ của mình.

- Không được làm hư hại, xáo trộn tài liệu, tài sản; không tự ý thay đổi các chương trình liên quan đến phần mềm trên máy tính.

- Không tự ý sao chụp tài liệu dưới mọi hình thức.

- Không được truy cập thông tin có nội dung không lành mạnh, sử dụng, khai thác, chuyển tải các nguồn tin bất hợp pháp, gây hại cho lợi ích Quốc gia.

- Trước khi chuyển công tác (đối với cán bộ, nhân viên) hoặc trước khi ra trường (đối với HS), cần phải trả các tài liệu, sau đó được cấp Giấy xác nhận “Đã trả hết sách Thư viện”.

- Học sinh phải học chương trình “Hướng dẫn sử dụng thư viện” mới được sử dụng tài liệu tại các phòng của Thư viện.

2. Trường hợp bị mất Thẻ

- Đối với học sinh cần phải làm đơn xin cấp lại Thẻ, có xác nhận của GVCN, sau đó xin xác nhận tại Thư viện để được cấp lại thẻ.

- Đối với cán bộ, nhân viên cần làm đơn xin cấp lại Thẻ, có xác nhận của Hiệu trưởng, sau đó xin xác nhận tại Thư viện để được cấp lại thẻ.

3. Các hình thức xử lý vi pham nội quy

3.1. Trường hợp vi phạm nội quy thông thường

- Tự ý mang sách của phòng Đọc về nhà: Thu Thẻ, tước quyền sử dụng Thư viện trong thời gian 06 tháng.

- Quá hạn: sách giáo khoa 5000đ/ ngày; sách tham khảo 10.000đ/ngày; sách khác 15.000đ/ngày.

- Rách sách: thu kinh phí đóng sách.

- Cắt xén tài liệu: tước quyền sử dụng Thư viện thời hạn 01 năm, nộp phạt gấp 3-10 lần tùy mức độ nghiêm trọng.

- Viết, vẽ bẩn vào sách: Thu Thẻ

- Mất nhãn mã số mã vạch: 15.000 đ/nhãn.

- Làm mất sách: mua mới (nếu có)+10.000đ (xử lý nghiệp vụ)

- Phô tô (nếu không có) + 20.000đ (xử lý nghiệp vụ+bản gốc)

- Các trường hợp khác gặp Quản lý thư viện

3.2. Trường hợp vi phạm nội quy nghiêm trọng

- Giả mạo chữ ký, sử dụng thẻ của người khác (cho người khác mượn thẻ), lấy sách của Thư viện: thu Thẻ từ 06 tháng trở lên. Tùy theo mức độ nghiêm trọng Thư viện sẽ thông báo trường hợp đó cho Lớp và Trường xem xét xử lý.     

II. Thời gian phục vụ:

- Thư viện phục vụ các ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 7).

- Thời gian cụ thể:           

+ Sáng: Từ 7h đến 11h 30

+ Chiều: Từ 13h45 đến 17h

Thư viện trường THPT …

 

 

Đề bài​​ tham khảo 2:​​ Viết bài luận giới thiệu bản thân để ứng tuyển vào câu lạc bộ bạn yêu thích

DÀN Ý THAM KHẢO

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát những thông tin của bản thân.

2. Thân bài

- Nêu vị trí ứng tuyển.

- Đưa ra ưu điểm của bản thân phù hợp với vị trí đó:

+ Là một học sinh chuyên Văn, thích viết lách và cũng rất thích chụp ảnh, tôi hoàn toàn tin tưởng mình sẽ phù hợp với vị trí này.

+ Đã từng có kinh nghiệm trong việc đưa tin trên các fanpage.

3. Kết bài

- Khẳng định lại các đặc điểm nổi trội của bản thân.

- Lời cảm ơn Câu lạc bộ.

---------------- HẾT-----------------