Những kiến thức cơ bản về Giáo dục STEM
Thứ nhất, hiểu được giáo dục STEM là gì?
Giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng của chúng trong thực tiễn.
Nội dung bài học theo chủ đề STEM gắn với việc giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề, trong đó học sinh được tổ chức tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra; thông qua đó góp phần hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh.
Thứ hai, nhận diện được 4 yếu tố S, T, E, M
Trong đó: S là yếu tố khoa học (Các vấn đề nghiên cứu tổng thể); T là yếu tố công nghệ bao gồm các phần công nghệ từ thô sơ đến phức tạp; E là yếu tố kỹ thuật (có thể hiểu là phương pháp, cách thức làm); M là yếu tố toán học.
Ví dụ:
Trong bộ môn hóa học. Khi dạy về bài “Phân bón”, có thể xác định các yếu tố: S là nghiên cứu về phân bón, tính chất hoá học và vai trò của phân bón; T là nghiên cứu các công nghệ làm phân bón hoặc công nghệ bón phân; E là các kỹ thuật bón cho từng loại cây, từng thời điểm; M là tỷ lệ bón phân, hàm lượng, thời gian.
Trong môn tin học để rèn luyện về cấu trúc lặp, cấu trúc rẽ nhánh cho học sinh lớp 11 có thể xây dựng bài STEM: “Hệ thống xe thông minh” với các yếu tố được xác định như sau:
Thứ ba, những con số phải ghi nhớ:
Cụ thể như sau:
3 hình thức hoạt động STEM
8 bước trong quy trình thiết kế kỹ thuật
5 hoạt động trong bài học STEM
Ví dụ: Cấu trúc bài học STEM chủ đề “Chế tạo Pin điện hóa từ rau, củ, quả”
Comments are closed.