Truyền thông: Biển đảo Việt Nam, biển đảo thân thương!

                                                                       BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
BIỂN ĐẢO THÂN THƯƠNG
Biển và đại dương được các nhà khoa học gọi là “Lục địa xanh”, phủ kín 70,8% bề mặt trái đất và đang “cất giấu” những kho nguyên liệu, khoáng vật khổng lồ dưới dạng hòa tan trong nước, lắng đọng dưới đáy và vùi kín dưới lòng đại dương. Do có đặc thù như vậy nên nhiều vùng biển, đại dương đang là nơi tranh chấp trên thế giới, nhất là đối với những nước lớn ở gần biển và đại dương có sức mạnh về kinh tế và quân sự.
Biển Đông là một biển nửa kín, nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương, với diện tích khoảng 3,5 triệu km2 trải rộng từ vĩ độ 30-260B và từ kinh độ 1000-1210Đ. Biển Đông tiếp giáp với 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Bruney, Malayxia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Biển Đông có vị trí chiến lược đối với các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới.
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam.
Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2). Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, được phân bố khá đều theo chiều dài của bờ biển đất nước, với vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông của đất nước. Vùng biển Việt Nam rất giàu có. Tài nguyên thiên nhiên của vùng biển với giới sinh vật có sự đa dạng cao về thành phần loài và số lượng các loài,đặc biệt nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó tài nguyên khoáng sản với chủng loại và trữ lượng lớn nhất là tài nguyên dầu khí. Biển – đảo nước ta còn có nhiều điều kiện để phát triển du lịch với 125 bãi tắm, hệ thống các đảo gần bờ, các rạn san hô… Với vị trí nằm án ngữ trên con đường hàng hải huyết mạch của thế giới cùng với mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển nối với các vùng sâu trong nội địa tạo điều kiện GTVT hàng hải Việt Nam phát triển.
Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven biển có 05 vùng biển gồm: Nội thủy nằm bên trong đường cơ sở; lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý; vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở; riêng thềm lục địa có thể kéo dài ra tới 350 hải lý. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển nói trên:
Trong những năm gần đây, nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật để dần dần tổ chức quản lý biển, đảo có hiệu quả, đồng thời xác định chủ quyền, quyền chủ quyền đối với các vùng biển, đảo của nước ta. Các văn bản ấy về cơ bản phù hợp với những quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982. Nó đã góp phần xây dựng những quy chế pháp lý thể hiện quyền lợi chính đáng của nước ta; mở ra triển vọng thúc đẩy sự hợp tác quốc tế giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, các nước trong khu vực, xây dựng một cộng đồng nhiều quốc gia hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và thịnh vượng. Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và là quốc gia duy nhất quản lý liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế.
“Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!”. Đây là điều hiển nhiên không chỉ trong suy nghĩ, lời nói và hành động của mỗi người Viêt Nam mà đã được Quốc tế công nhận. Những cứ liệu lịch sử đã khẳng định: Nhà nước Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Với một Quốc gia có chủ quyền về biển, mạnh lên từ biển, làm giàu từ biển thì Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa là máu thịt, là một phần không thể tách rời của cơ thể Việt.Thế nhưng! Phần máu thịt thiêng liêng của Tổ Quốc chưa bao giờ bình yên bởi sự gây hấn, sự tham lam và sự hiếu chiến của kẻ thù. Chúng đã ngày đêm muốn xâm lấn, muốn chiếm đoạt biển đảo thân yêu của chúng ta. Biết bao nhiêu người con đất Việt đã ngã xuống để giữ vững biển trời, giữ màu xanh yêu thương của biển.
“Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần ta sẽ chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi dòng sông”
Hai tiếng “Tổ Quốc” khi cất lên trong tim mỗi người thật thiêng liêng và mang một sức mạnh lạ thường. Lúc đất nước bị xâm lăng thì tinh thần ấy, sức mạnh ấy giúp ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách và cả những hiểm nguy để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Cách đây 26 năm, lực lượng Hải quân của ta đã có một trận chiến oanh liệt để bảo vệ cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa trước âm mưu đánh chiếm cột cờ cắm mốc chủ quyền của Việt Nam từ phía Trung Quốc. Ngày 14/3/1988 đã trở thành một ngày đáng ghi nhớ trong lịch sử quân chủng Hải quân Việt Nam.Trong trận quyết chiến giữ vững chủ quyền biển đảo, 64 chiến sĩ Hải quân đã anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Họ đã mãi mãi nằm lại dưới lòng biển cả bao la, giữa trùng khơi của Tổ quốc! Những người lính Hải quân trẻ ngày ấy đã sống và chiến đấu quên mình để bảo vệ đảo, bảo vệ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Tuổi xuân của các anh đã hiến dâng cho đất nước, tấm lòng ấy, tinh thần bất khuất ấy mãi là là tấm gương sáng cho những thế hệ trẻ noi theo. Biển bao la của quê hương đã từng nhuộm đỏ máu các anh sẽ cho các thế hệ Việt Nam sức mạnh để chiến đấu chống lại bất cứ kẻ thù xâm lược nào. Để giữ được phần máu thịt thiêng liêng của Tổ Quốc, biết bao nhiêu người đã ngã xuống, biết bao người đã hy sinh. Triệu triệu người dân Việt sẵn sàng khi Tổ Quốc gọi và sẵn sàng hy sinh khi Tổ Quốc cần. Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Sự hy sinh ấy đã trở thành bất tử.
Trước tình hình phức tạp diễn ra ở Biển Đông, Việt Nam đã tuyên bố và khẳng định rất rõ ràng lập trường của mình: tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Luật Biển 1982. Giữa Trung Quốc và ASEAN đã ký thỏa thuận về DOC. Hai bên cũng đã thỏa thuận việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC, nâng những nguyên tắc đó lên cao hơn, có tính pháp lý ràng buộc. Tuy nhiên, chúng ta chủ trương tất cả những vấn đề đó phải được giải quyết hòa bình, hữu nghị, không dùng vũ lực, để Biển Đông thực sự hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải.
Là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, sự đấu tranh của chúng ta là đấu tranh chính nghĩa. Vì vậy, chúng ta luôn biết kiềm chế trước sự gây hấn của những kẻ bạo tàng, không để sa vào cạm bẫy. Đó là sách lược hết sức đúng đắn mà cha ông ta đã đúc kết hàng trăm năm. Hơn bất cứ Quốc gia nào trên thế giới, Việt Nam thấu hiểu nỗi đau của chiến tranh bởi những hậu quả tàn khốc của nó vì vậy phải tiến hành chiến tranh là điều mà chúng ta không hề muốn.Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, chúng ta cũng thể hiện sự quyết tâm, khôn kéo, dũng cảm trước mọi hành vi gây hấn của kẻ bạo tàng. Những ngày qua, trái tim của triệu triệu người dân Việt Nam đều hướng về biển đảo của Tổ Quốc, hưởng ứng các Chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vị ngư dân Hoàng Sa – Trường Sa”, Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa”, Công trình xây dựng “Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động; hưởng ứng, tham gia các hoạt động triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử”, cuộc thi “Tìm hiểu về chủ quyền biển đảo Việt Nam(2014-Nghệ An)… đang được sự hưởng ứng tích cực của cán bộ, nhân dân, học sinh, sinh viên.
Mỗi ngày, mỗi người dân Việt, trong đó có các bậc phụ huynh, có CBGVNV và các bạn học sinh thân yêu của trường THPT Ngô Quyền hãy luôn tự hào, hãy luôn cố gắng gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng cách học tập tốt, lao động tốt, trở thành một người công dân tốt để cống hiến tài, đức của mình góp phần xây dựng cho đất nước ngày càng giàu, mạnh hơn. cuộc thi tìm hiểu, các cuộc thi sáng tác, hội diễn nghệ thuật về bảo vệ nguồn tài nguyên. Tham gia các buổi tham quan, học tập tại Bảo tàng Hoàng Sa, thực hiện các chương trình tuyên truyền (sách, báo, truyền thanh, truyền hình…) có nội dung bảo vệ chủ quyền biển đảo, nắm rõ về Luật Biển. Hãy cùng chung tay ủng hộ sức người sức của, hướng triệu trái tim về biển đảo để lắng nghe: “Tổ Quốc gọi tên mình”.
Bài viết: Trần Thị Khánh Trinh-Nguyễn Thanh Thủy
Tuyên truyền: Trần Thị Mai-Đinh Thị Hồng